Kinh nghiệm “bỏ túi” khi tìm phòng trọ tại thành phố Hồ Chí Minh Pt.3
Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ
Lừa đảo có thể xuất hiện bất cứ đâu trong quá trình bạn tìm kiếm nhà trọ. Nên đối với các bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm tìm phòng trọ, các bạn nên lưu ý cẩn thận trong toàn bộ quá trình tìm phòng trọ.
Nhận biết bài đăng lừa đảo giả danh thuê nhà trọ
Khi tìm kiếm phòng trọ, lừa đảo sẽ có thể thu hút bạn bằng những bài đăng có thông tin hấp dẫn và giá bất ngờ. Để phòng tránh các chiêu lừa, người thuê nhà cần phải có những hiểu biết nhất định và đề phòng các biểu hiện sau:
· Nhà trọ có giá rẻ hơn nhiều so với mặt bằng chung. Nhiều bài đăng chỉ với giá 800.000 – 1.200.000 VND mà phòng lại có nhiều tiện ích.
· Người đăng bài lấy hình ảnh là hình ảnh trên mạng hoặc không có hình ảnh. Những bài đăng này rất có thể là lấy hình ảo để lừa người đi thuê tìm đến.
Để xác định có phải lừa đảo hay không, các bạn có thể dung số điện thoại trên bài đăng và tìm kiếm trên google và facebook để xem review cũng như thông tin sâu hơn về người đăng bài. Nếu có nhiều review xấu, các bạn nên đề phòng đây có thể là lừa đảo.
Cách nhận biết nhà trọ lừa đảo
Khi đi xem phòng, các bạn thuê nhà nên đến tận phòng xem để có thể xác định đúng phòng được thuê. Khi đi xem trọ các bạn cũng nên đi xem nhiều phòng khác nhau trong cùng khu vực để không bị hớ giá và không bị lừa với “giá cực rẻ”. Khi đến xem phòng các bạn nên xem kỹ phòng và hỏi rõ thông tin để tránh thuê sai phòng:
- Kiểm tra nhà trọ - phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có an toàn không?
- Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ - phòng trọ:
- Chủ nhà trọ - phòng trọ là ai
- Giờ giấc ra vào
- Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
- Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
- Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
- Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
Những điểm trên dù nhỏ hay to đều phải được xác nhận bởi chủ thuê trọ và được đưa vào hợp đồng. Hợp đồng sẽ như một “bảo hiểm” cho bạn khi ở trọ, vậy nên bạn bắt buộc phải đọc kỹ và hỏi khi có thắc mắc. Thông thường, những người đi thuê nhà trọ rất it khi làm hợp đồng, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm thuê phòng trọ. Lợi dụng việc đó, những lừa đảo sẽ có thể đánh vào đây để lấy tiền của bạn, thế nên bạn phải cần cẩn thận khi làm hợp đồng thuê trọ.
Hợp đồng phải được ghi rõ các mục như: thời gian thuê, tiền thuê, tiền cọc, cam kết về giá thuê và việc tang giá thuê, các phụ phí đi kèm …. Và quan trọng nhất là khoản mức phạt nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng.
Việc lừa đảo không chỉ dừng lại ở khâu trước khi làm hợp đồng. Khi bạn đã vào ở trọ, các lừa đảo vẫn có thể lừa bạn bằng cách đưa ra những mức giá trên trời để buộc bạn rời trọ và mất cọc như:
- Đưa ra các mức phí trên “trên trời”: tổng tiền điện - nước 1 triệu/ người, Giữ xe 300 nghìn/ chiếc, tiền rác 200 nghìn/tháng… Bắt buộc sinh viên đóng các phí đầu tháng. Nếu không đồng ý, mất tiền cọc.
- Đưa ra đủ loại phí đóng hàng tháng “không biết từ đâu đến”: tiền an ninh, tiền hao mòn tài sản nhà, tiền người canh mở cửa sáng tối, tiền camera ...
- Viện cớ kéo dài thời gian chuyển trọ: nhà bị hư đang sửa…
- Hù dọa bằng nhiều cách: Cảnh báo đền bù tài sản bị hư hỏng với giá rất cao. Đồ đạc trong phòng hư tự sửa (nhà vệ sinh, điện, ống nước....)
Những chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà trọ
Khoản thời gian gần đây, trên mạng xã hội, rất nhiều bạn thuê trọ chia sẻ những trường hợp lừa đảo khi đi thuê phòng trọ, các bạn nên lưu ý để tránh tiền mất tật mang.
Trường hợp của sinh viên N.A.M (sinh viên năm 3, trường Đại học Luật TP HCM) kể rằng:
“Năm 2 đại học mình có thuê nhà ở đây, vì gần trường, vài tháng đầu cũng ổn. Nhưng do sau đó ở đây bị mất cắp quá nhiều, ở gần đường ray xe lửa sửa đường nên lúc nào cũng sìn đất hết, nhà vòi sen thì hư, nước ở cống cứ mỗi khi mưa là phun lên đen sì, nhờ sửa không sửa,... Mình không chịu được cái cảnh cô T (chủ trọ) ở xa nên cô B (em cô T) thu tiền, và cứ mỗi sáng T7 CN cô đập cửa từng phòng hỏi đóng tiền chưa trong khi tiền bạn mình rất sòng phẳng, đóng sớm. Cuối tuần mà muốn ngủ nướng thì đừng có mơ, không yên đâu nhé. Mình ở 1 thgian rất dài, ban đầu cô nói cô lấy 1tr6/2 đứa. Sau đó mình vô ở kêu làm hợp đồng cô bảo ko cần, mình nói rất nhiều lần chuyện hợp đồng nhé. Sau đó qua tháng cô lấy 1tr7, tháng kế tiếp cô lấy 1tr8.
Nhưng chuyện nực cười là hôm qua cô gọi đt cho mình lúc mình đi làm, đt mình để trong cặp. Cô gọi xin sdt bé cùng phòng trong khi trc đó mình đã cho rồi. Sau đó cô T này, nói với con bé cùng phòng mình là cô xin sdt bé mà mình KO CHO. Cô cũng báo luôn là phòng này CHƯA ĐÓNG TIỀN CỌC. May mà mình còn giữ lại tờ giấy nhận cọc của cô B.